Chiang Mai – Nụ cười phương bắc

Lâm Ánh Tuyết, 25/02/2019 | 269

Hi chào các bạn, Toét đã trở lại rồi đây !!!  Đây là chuyến xa nhà dài nhất của mình - tận 6 ngày 5 đêm và không có Như Ý, mọi thứ hơi khó khăn chút đỉnh. Mình đi Chiang Mai kết hợp lên thị trấn Pai xinh đẹp. Bài này sẽ nói về Chiang Mai trước nhé.

Theo cảm nhận cá nhân, Chiang Mai sẽ khá “kén” khách, vì thế, mình sẽ kể sơ qua không khí Chiang Mai cho bạn nào có ý định tìm hiểu & quyết định có nên đi hay không? Mình biết đến Chiang Mai & Pai qua review của chị Lou (FB Trần Mỹ Dung), lúc đó đọc thích lắm - chỉ dám tưởng tượng từng cảnh đẹp qua thông tin chị ấy viết chứ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đến được nơi này; thế mà phép màu thế nào lại thực hiện sớm đến vậy. Hãy cứ mơ mộng và bay.

Khu trung tâm hành chính Chiang Mai

Chiang Mai thú thật chỉ vui khi có lễ hội diễn ra (lễ hội Yee Peng & Loy Krathong vào tháng 11, hầu hết dân thập phương, người nước ngoài đổ về đây để được một lần trong đời chiêm ngưỡng cảnh tượng huyền ảo hàng triệu lồng đèn giấy bay lên trời. Lễ hội này là public đường phố nên sẽ phù hợp với những bạn thích khám phá/trải nghiệm cuộc sống hoặc đi với người yêu cho lãng mạn hay phải là với cả hội bạn mới vui. Ngoài ra, Chiang Mai nổi tiếng với rất nhiều chùa (WAT)… chùa nào cũng rộng lớn và nhiều đền thờ trong khuôn viên; cứ đi vài bước trong Old Town lại xuất hiện một chùa khác. Do đó, Chiang Mai sẽ phù hợp với mấy cô thích đi du lịch tâm linh nè. 

Khu Nimman

Hai điều vừa nói ở trên thì thiên về văn hóa địa phương; thế tại sao giới trẻ lại “rần rần” lên thế!? - Chiang Mai may mắn sở hữu những con mắt đầy nghệ thuật và sáng tạo; vô số kể những quán cà phê, quán ăn, khu phức hợp, địa điểm tham quan… với thiết kế vô cùng tinh tế và đẹp mắt để các bạn trẻ thỏa sức chụp hình “sống ảo”, nhìn thôi đã đẹp… chụp lên chắc chắn là nên thơ như mơ !!! Vậy phần này theo mình sẽ phù hợp với các bạn trẻ tuổi từ 16-30 và thích chụp hình. 

Đường phố Chiang Mai các khu vực khác thì cũng giống Việt Nam mình, cũng có dây điện lủng lẳng rối nùi, cửa hàng cũng cũ kỹ sập sệ, nhà cửa cũng theo kiến trúc quen thuộc miền quê châu Á. Nơi đây dường như không thích hợp để anh chị trung niên du lịch nghỉ dưỡng sang trọng hay thưởng thức sự xa hoa. Shopping Mall cũng không phong phú cũng như tấp nập.

Khác với những lần du lịch tự túc trước đây là muốn đi hết các địa điểm nổi tiếng “must try” theo số đông review, nhưng lần này mình chỉ đi đúng 2-3 điểm cho có gọi là check in; chuyến này thiên về cảm xúc khi được “sống chậm” ở vùng đất Bắc Thái duyên dáng, e thẹn trong tiết trời se lạnh sang đông. Nói sống chậm vậy thôi chứ thật ra là cứ đi tới đâu hay tới đó - không sắp xếp lịch trình – ăn không đúng giờ - nói chuyện nhiều hơn và lạc trôi ở nhiều khu khác nhau của Chiang Mai một cách tình cờ.

1. Di chuyển từ A-Z

Mình bay thẳng Saigon -> Chiang Mai với VietjetAir - êm ái như bao lần, do đi vào mùa lễ hội nên mặc dù đã chuẩn bị trước đó rất lâu nhưng vẫn rơi vào tầm 3tr5/vé khứ hồi. Nếu đi mùa khác hoặc săn vé rẻ chắc đâu đó 2tr3 trở lên.

Ga đến sân bay Chiang Mai

Đến sân bay Chiang Mai có 5 loại phương tiện đến trung tâm như sau:

*** Taxi sân bay: loại này tiện lợi và thấy phổ biến nhất. Giá khoảng 150 baht chở về tận khách sạn, đến quầy đăng ký taxi airport ở cửa ra & xếp hàng chờ điều phối viên hướng dẫn lên xe theo thứ tự. 

*** Grab: Đặt cũng dễ như ở Việt Nam thôi, mở app lên là hiểu liền nhưng nếu có mua SIM Thái, kích hoạt sẽ được vài mã khuyến mãi khá hay ho và tiết kiệm đáng kể cho chuyến đi đó. Di chuyển trong thành phố bằng Grab giá trung bình chừng 80 baht/chuyến từ khu này qua khu kia.

***Song Theow (đặc trưng của Chiang Mai) & Tuk Tuk (đặc trưng của Thái): mấy cái này đầy rẫy nhưng giá thì phải thương lượng rồi trao đổi điểm đến các kiểu nên thấy phức tạp quá mình không đụng tới luôn.

***Và đâyyyy, xe Bus Airport – mình chọn loại này vì cực kỳ cuồng phương tiện công cộng của địa phương, đồng giá 20 baht cho mọi hành trình. Cái này bước ra khỏi Gate 1, dòm tới dòm lui mãi một hồi mới thấy, nói chung rất khó để phát hiện ra trạm bus nằm ở đâu nhưng đã quyết tâm thì phải tìm bằng được nên đứng một hồi cũng thấy nó chạy lù lù trước mặt thế là chạy bộ theo đến trạm nó dừng rồi bước lên thoy. Xem link này: www.cmtransit.com lên xe tự mò trạm để xuống kết hợp cùng Google Map để biết xe đã đến đâu nha chứ bác tài người Thái không nói được Tiếng Anh. À ngoài ra thì ở đây người ta hầu hết dùng chữ Thái nên có nhiều phiên âm ra chữ quốc ngữ đưa bác tài xem mà bác cũng không rõ đường nào luôn. 

Bus sân bay về trung tâm. Mới đưa vào hoạt động nên còn rất mới và sạch sẽ, vẫn chưa được nhiều du khách biết đến nên ít khách. Đồng giá 20 baht

P/s: khách sạn của mình thì nằm ngay trước trạm bus trên đường Thapae nên đi xe này là quá phù hợp ahihi

Đi tham quan loanh quanh Chiang Mai mình có thuê xe máy 200 baht/chiếc Yamaha cute lạc lối, đổ xăng 50 baht là 1 lít 7. Ở đây người dân làm ăn thống nhất, bán cái gì cũng giá y chang nên khỏi phải đi tới đi lui dò giá hay trả giá. Thuê xe ở đây là đúng 24 tiếng/ngày/200 baht, ví dụ thuê 15h hôm nay thì 15h ngày mai trả là tính 1 ngày trọn vẹn chứ không phải sáng thuê rồi tới tối là 1 ngày. Tối về khách sạn ngủ hay đi vào quán ăn, shopping thì cứ dựng xe đằng trước cửa và khóa cổ là xong – siêu tiện lợi không cần tìm bãi gửi xe gì hết. Còn lại là có thể đi bộ trong khu vực mình ở vì mỗi khu vực có chút éc thôi à.

Yamaha cute. Bên này chuộng màu sặc sỡ

2. Ở khu nào thì hợp nhất? Chuyến này mình ở đến 4 khách sạn!

Đường Thapae: đường này là trục đường chính diễn ra lễ diễu hành Loy Krathong. Con đường này cũng là đoạn ngắn nối giữa Thapae Gate & cầu Narawat – khu vực tập trung đông đảo du khách để thả đèn trời public trong lễ hội Yee Peng. Nói cho dễ hình dung thì con đường này giống đường Đồng Khởi ở Saigon nè. 

Đường Thapae, tối mới đông vui nha

Một quán bar nhỏ ở gần Thapae Gate. Rất nhiều quán khác trên đường này. Nhiều người nước ngoài giống Bùi Viện

Khách sạn của mình ở đêm đầu tiên là Ban Chang Tong. Được xếp 4 sao, ngay mặt tiền đường Thapae, giá mình book trước đó rất lâu là 1tr450/đêm/phòng. Style giống Minh House lừng lẫy ở Đà Nẵng. Nhìn bên ngoài chẳng khác gì nhà hộp - như cái nhà hàng bình thường ngộp ngạt thôi nhưng khi bước vào trong thì ôi thôi không gian resort hiện ra dịu dàng và đẹp như một bức tranh. Vì là 4 sao nên dịch vụ đương nhiên là cao cấp rồi, khi vào check in được mời uống nước hoa quả nè, có người kéo vali đến tận phòng, bạn nhân viên vào phòng hướng dẫn tất tần tật mọi thứ trong phòng & cách liên hệ hỗ trợ khi cần thiết. Quá đỗi thân thiện với dễ thương. 

Welcome drink ở Ban Chang Tong

\

Phòng Standard ở Ban Chang Tong resort 1tr450/đêm

Khu Old Town: giống Hội An nè, trên mạng hay review ở khu này để đi bộ khám phá phố phường các kiểu cộng thêm nhiều dạng hostel xinh xắn blah blah NHƯNG mình thấy nếu là giới trẻ thì nên tránh xa khu này ra, ý kiến cá nhân là chán vô cùng, chỉ có buổi sáng là nên đi loanh quanh tham quan - đi vài bước lại xuất hiện WAT (chùa), khu này nhiều WAT lắm lắm, WAT nào cũng rộng lớn và hoành tráng lệ. 

Nhiều đền chỉ cho phép nam mới được vào

Song nếu thích Bar Pub nhạc sập sình chất chơi, cool ngầu hơn ngàn lần Bùi Viện thì chọn ở con đường ngay Thapae Gate, tất là chưa vào cổng thành nha (mình sẽ để bản đồ khu vực nên ở trong album nhé). Nhiều quán nhỏ, chơi nhạc ngoại quốc nổi tiếng và người ngoại quốc ngập tràn - đảm bảo không có “trẻ em” xì teen dâu.

Ploen Ruedee Night Market. Cocktail pha ngon nha!!! Coi cái xe màu mè rực rỡ quá nè 

Có nhiều review ở loanh quanh Night Bazaar (khu chợ đêm). Mà chợ đêm mình thấy bán thổ cẩm, trưng bày gốm sứ, quần áo, trang sức Thái Style,… không đặc sắc lắm nên mình cũng không mua gì, hay tại mình chưa khám phá hết !?. Night Bazaar không hoành tráng bằng các chợ đêm ở Bangkok, chỉ có mấy xe bán đồ ăn cute cute dạng stress food kiểu Thái. Tuy nhiên, trong lòng khu Night Bazaar lại tồn tại siêu phẩm mang tên Ploen Ruedee Night Market (khỏi search google, đi vào đường Changklan từ hướng đường Thapae một chút là thấy liền) – hết sức phong phú từ các khu vực ngồi ăn đến décor quầy hàng. Vì vậy tốt nhất nếu đi vào mùa lễ hội Yee Peng và Loy Krathong thì phải chọn đường Thapae để ở nhen !!! Vừa tiện đi lại lại ngay trung tâm.

Ploen Ruedee Night Market

Tadaaaaaaaaaa đến Nimmanhaemin (hay gọi tắt là Nimman): khu trendy nhất Chiang Mai, hiện đại và trẻ trung - đầy sáng tạo. Bạn cứ tưởng tượng nó giống khu Thảo Điền Quận 2 nhưng nhiều shop tinh tế và đẹp mắt hơn triệu lần. Cái gì cũng đẹp xuất thần, từ hostel, guest house (ở đây hostel & guest house phổ biến để chỉ dạng tư nhân kinh doanh và thiết kế đẹp), nếu là hotel thì nó cũng đẹp nốt nhưng kiểu dạng vẻ cứng cáp chứ không chill như hostel & guest house. Nếu thích đi cà phê đẹp để chụp hình thì cứ ở Soi 1, 3, 5, 7, 9, 11 khu Nimman là ngon lành [nhớ là chọn “Soi” số lẻ (Soi là hẻm đó), “Soi” số chẵn là bên kia đường không vui bằng đâu]; mấy con đường này nối nhau hết và đường nào cũng có nhiều quán chất hết sảy - gu nào cũng đáp ứng được.

Tiệm massage ở Nimman

Quầy hàng trong One Nimman

Mình book em này - Baan Say - La Guest House nằm ở Soi 5, bước vài bước là đến được các điểm kinh điển của Chiang Mai như Ristr8to Cafe, OneNimman, Maya Mall, Tong Tem Toh, Mango Tango,…Giá mình book là 860K/đêm/phòng private. Guest house thì dịch vụ không take care khách như resort ở trên, check in chỉ đưa chìa khóa phòng rồi tự xách vali bì bõm lên cầu thang. Tuy vậy nhưng guest house sạch sẽ và xinh đẹp lắm. Bạn mình thì thích không gian của guest house này nhất so với các chỗ đã lưu trú trong chuyến này nên không phải guest house là dỏm đâu nhe hehe.

Ban Say - La Guest House 860k/đêm/phòng private

Còn một ngày mình ở khu Hai ya, khu này đặc sệt không khí làng quê nên chắc mọi người đi du lịch không thích đâu. Đi ra trung tâm cũng gần thôi (cỡ 10 phút ~ 60 baht tiền Grab). Chỗ này thì có cái Hostel đẹp mình đã book tên là Tanwa Hostel.

Tanwa Hostel

Đường vô hostel này khá ngoằn ngoèo, đi tới đi lui thì cũng quen song tối đi chơi về vô hẻm tối hơi sợ tí. Vì địa điểm không được tốt nên giá rẻ thôi khoảng 550K/đêm/phòng private. Xét về em này thì mình thích nhất vì không gian xinh xắn, xung quanh yên tĩnh thích hợp relax - tránh xa đô thị. Cũng sạch sẽ lắm luônnnn.

Kết luận về chuyện lưu trú: nhìn chung hình ảnh về các khách sạn ở Chiang Mai đẹp 10 thì ở ngoài đẹp hơn gấp đôi – mình thề !!! Các thành phố khác mình đã đi hình ảnh 10 thực tế 8 là đã mừng rồi. Nếu đi thả đèn thì phải thử ở Ban Chang Tong một lần – chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Còn nếu đi vào mùa bình thường thì cứ ở Nimman là vui vẻ nà.

3. Kể chuyện vui buồn lễ hội

Bạn mình rủ mình đi xem thả đèn trời, bạn mình nói ước ao phải nhìn thấy đèn trời ở Chiang Mai một lần trong đời. Mới nghe kiểu: “Ơ nói đùa à!?”. Vậy mà cuối cùng trải qua bao khó khăn, mọi thứ cũng được sắp xếp ổn thỏa và lên chi tiết. Mình biết rất rõ là Yee Peng (thả đèn trời) & Loy Krathong (thả đèn hoa đăng trôi sông) là 2 lễ hội hoàn toàn khác nhau (bạn search Google để biết thêm chi tiết) nhưng vào tháng mười một, 2 lễ hội này thường rơi cùng một thời điểm; mình thì chỉ quan tâm “đèn trời” thôi nên cứ chăm chăm chú ý vào cái ngày người ta bắt đầu thả nhiều nhất. Thế là book Ban Chang Tong để ra Narawat cho gần; tiện thể cũng biết lễ diễu hành “Loy Krathong” sẽ tổ chức trải dài con đường này luôn là quá hợp lý – trong đầu nghĩ chỉ cần ngồi ngay khách sạn dòm ra đường là không cần phải chen đi đâu mỏi mệt.

Điểm xuống thả krathong trên sông Ping. Cầu tre mỏng manh mà thiên hạ cứ đua nhau xuống đứng hoài sợ teo 

Nhưng kinh phí không cho phép, mình chỉ book Ban Chang Tong được 1 đêm 22/11 và điều ngớ ngẫn xảy ra là hôm đó không có cái diễu hành nào hết. Tại mình quên không thèm để ý ngày tổ chức diễu hành “thả đèn hoa đăng” đó. Thế là hôm ấy chỉ đi bộ ra Narawat thả đèn trời được thoiii. Cơ mà nó đông, rất đông ! Mình chết nhát sợ bị xô đẩy dẫm đạp nên cứ nép vào một góc bên đường đứng nhìn, cầm trên tay 2 cái đèn trời mà không dám ra giữa đường thả. Nhìn một hồi thấy thoáng đãng được tí thì ra thả với mọi người. Khung cảnh đó quả thật không thể diễn tả bằng lời – như hàng triệu vì sao bay lên, liên tiếp nhau lấp đầy cả bầu trời đêm rộng lớn. 

Cảnh ở ngoài huyền ảo hơn lắm lắm

Qua hôm sau, đi chơi tới tối bị mệt quá rồi tính về Tanwa Hostel ngủ nhưng tiếc trong lòng – về thì sớm quá uổn một ngày ở nước ngoài thế là chạy vòng vòng sao lát hồi ra tới Thapae Gate. Cứ lưỡng lự rồi dựng xe suy nghĩ không biết nên vô không vì nhìn thấy rất đông người, không hiểu chuyện gì mà kẹt xe và nhộn nhịp hẳn; xong quyết định quay đầu về vì đang mệt với đông người sợ lát kẹt thoát không nổi.

Chạy được một khúc thì dừng xe cái “khét” - quăng xe khóa cổ để bên đường – dắt tay nhau đi bộ tới Thapae Gate chơi chút coi có gì mà bu đen bu đỏ. Haha tới ngay đường Thapae thì phát hiện ra lễ diễu hành đây rồi… ngày trọng đại chính là đây nè má ơi!!! Vừa mắc cười mà vừa buồn, đáng lẽ book Ban Chang Tong ngày 23/11 hoặc book cả 2 ngày luôn mới là đúng. Lễ diễu hành quá hoành tráng và được đầu tư rất công phu. Đèn trời ngoài sông Ping phía cầu Narawat vẫn được thả lên đều đặn và sáng tỏa.

Lễ diễu hành Loy Krathong

Nghe phong phanh là chính phủ chỉ cho thả ở một số khu vực có giấy phép như đại học Mae Jo. Còn thả ngoài Narawat là tự phát nhưng vì đông du khách quá nên tạo thành hiệu ứng điểm chính luôn. Mình thấy đèn trời không được bán công khai như đèn hoa đăng (Krathong), chỉ có người dân họ cầm tay vài cái hoặc giấu phía bên trong khi ai cần mua mới lôi từ trong bịch đen ra bán. Vậy chứ nhìn lên trời là hơn cả triệu đèn. Giá thống nhất luôn không chặt chém: 50 baht loại nhỏ, 80 baht/2 cái loại nhỏ & 80 baht/cái loại lớn. 

Lễ này thấy Krathong được bày bán phổ biến trên tất cả mọi nẻo đường, Krathong được làm từ hoa tươi 100% và người dân kết rất đẹp nhưng chỉ bán tầm 30-50 baht/cái. Như cắm hoa, mỗi chỗ sẽ có nhiều mẫu khác nhau.

Krathong bằng hoa tươi bán khắp nơi

4. Ăn uống

Decor xinh xắn của một nhà hàng

Mình đi đâu cũng thấy một giá. Đồ ăn thì lúc nào bưng ra cũng nhiều hơn hình.

- Nước suối ngoài đường bán 10 baht, trong quán bán 15 baht, nhà hàng cao cấp bán 20 baht. 
- Bia Chang, Shingha trong quán & nhà hàng 70 – 80 baht.

Ngồi ngay mặt đường kiểu này rất phổ biến

- Trà sữa Thái 60 baht, trà sữa khác 80 baht trở lên. Không ngon như ở Bangkok, không ngon bằng trà sữa ở Việt Nam.

Quán trà sữa 

- Gỏi đu đủ Som Tum ở Chiang Mai hay gọi là Papaya Salad. Ngon đồng đều ở khắp mọi nẻo đường từ nhà hàng đến xe đẩy.


- Khao Soi là mì cà ri, dưới là mì mềm ở trên mì giòn. Cá nhân mình thích nước cà ri nhưng không thích ăn mì giòn nên món này mình không thích. Mặc dù vậy ăn món này tới 3 lần, một lần bị hơi mặn, một lần béo ngọt, một lần cũng đậm nhưng vừa hơi lần trước. Giá 80 baht cho 3 lần ở 3 chỗ khác nhau.

- Xôi xoài lề đường Thapae 50 baht mà hầu như ở đâu cũng 50 baht. Trong quán nhỉnh hơn là 70-80 baht. Nhưng lề đường bên Thái làm xôi xoài vẫn ngon hơn ăn ở nhà hàng VN. Chắc do nếp & đất trồng xoài.


- Các quán ăn bán món Âu Mỹ rất nhiều, hầu như quán nào cũng nấu được dạng Âu Mỹ. Giá 80 baht trở lên. Khoai tây chiên ở Chiang Mai rất mắc, mắc hơn cả main course, tới giờ cũng không hiểu tại sao? Khoai tây chiên chút éc mà lúc nào cũng tính 70 80 baht. 

Cơm chiên cá phi lê

- Bánh crepe bán đầy đường, giá rẻ lắm bao nhiêu mình không nhớ vì không hảo ngọt nên không ăn.
- Xiên nướng mênh mông khắp nơi, ở đâu bán cũng y chang nhau… ban đầu tưởng vậy nhưng đúng là người ta lấy xiên ở một mối nhưng xốt chấm và xốt quết lên lúc nướng thì mỗi chỗ hoàn toàn khác biệt. Giá cứ 10 baht là chủ yếu.

Ở Ploen Ruedee Night Market

- Trái cây tươi, cam ép, lựu ép, nước dừa ở đâu cũng thấy y chang một mẫu. Con người không cảm xúc với trái cây nên không có đụng vô dù chỉ một lần. Đâu chừng 30-50 baht gì đó.

Trước cửa Tong Tem Toh - quán bán các món Bắc Thái nổi tiếng. Xếp hàng rất đông và đợi để được vô ăn.

5. Kỷ niệm & cảm xúc

Bên đây chạy xe bên tay trái, người ngồi sau cứ “nhắc đi nhắc lại” cho người cầm lái xe máy “bên trái bên trái nha”, lắm lúc cũng quên lượn lộn qua bên phải tí, chạy từ từ riết cũng quen, dòm trước ngó sau cẩn thận là không vấn đề gì vì văn hóa giao thông ở Thái rất tốt, ai cũng kiên nhẫn đợi chờ xe phía trước chạy & giữ khoảng cách an toàn chứ tuyệt đối không bấm còi. Vâng, không một tiếng còi xe trong suốt mấy ngày ở Chiang Mai mặc dù cũng kẹt xe như ai!!!

Người Hoa cũng tràn qua đây sống và làm việc nhiều nữa nè. Các bác tài Grab mình đi chủ yếu là người Hoa, sân bay cũng có line dành riêng cho Chinese Passport, bảng hiệu/menu/bản đồ/hướng dẫn đều có tiếng Thái + tiếng Hoa song song, tiếng Anh cũng có nhưng không phổ biến bằng tiếng Hoa đâu.

Lúc đi bus từ sân bay về khách sạn chạy ngang các con đường ở Chiang Mai thì như nhìn hơi chán, cũ như khu Trần Hưng Đạo B, mình thích đô thị nhà lầu xe hơi cơ. Hơi hụt hẫng tẹo nhưng khi ở rồi, chạm rồi mới cảm nhận được sự thanh bình của cuộc sống nơi đây cũng là một điều cần thiết cho mỗi con người sau những ngày lao động quần quật, bon chen thị trường. Lâu lâu ở một thành phố mà không ai biết mình là ai thì tuyệt vời lắm! 

Ở Ploen Ruedee Night Market có ban nhạc live. Toàn hát mấy bài kinh điển, mình lọt thõm giữa đám đông, phía trên người ngoại quốc kéo nhau lên sân khấu nhảy từng bừng, trăng tròn ngày rằm sáng vằng vặt trên đầu – đèn trời thì cứ bay lên không ngừng, bên phải là pháo hoa, bên trái là chùa tháp vàng rực trong đêm. Cảnh tượng này suốt đời không quên. Lòng bạn cứ rối bời.

Một số nơi mình đã đến check in như này:

Wat Chedi Luang: Ngôi chùa có không gian rất rộng, thoáng đãng và cổ kính. Điện chính lộng lẫy, khách tham quan mà đến chùa ở Thái hầu như đều ngồi trang nghiêm, yên lặng rất lâu trong điện để chiêm bái. Ai cũng ngước nhìn một cách đầy thán phục, tôn kính. Chùa này có 3 vị sư đắc đạo khi chết ngồi trong tư thế thiền và da dẻ vẫn hồng hào, đang được chùa bảo quản trong lồng kính (không ướp xác) & cho tham quan public. Mình có tận mắt thấy luôn nhưng sợ không dám nhìn lâu vì nhìn có hồn lắm.

 

Ở Chiang Mai ở đâu cũng thích decor mấy cái tượng dễ thương như này

Dát vàng lên tượng nè ở Wat Chedi Luang

One Nimman: khu phức hợp gồm quãng trường, food court, quán cà phê, quán ăn, quán kem, shop quần áo,… Kiến trúc & không khí giống y bên Boston - bạn mình nói vậy. Đẹp mê!

View xung quanh nhìn từ One Nimman, bạn mình nói giống bên Boston

Đang có hội chợ thực phẩm Mỹ trong Khu phức hợp One Nimman

Ristr8to: Quán cà phê lừng danh được thế giới công nhận, dành cho mấy bạn sành và ghiền cà phê. Style “đầu lâu”, classic kiểu Mỹ hả? không biết diễn tả sao nhưng nhìn cá tánh mạnh từ anh Barista tới không gian. Quán này nhiều chi nhánh rải rác khắp khu Nimman.

 

Chai nước lọc free cho khách

Graph: Cà phê dạng phá cách, pha espresso với nước cam, soda, và vài nguyên liệu không giống ai. Serve ra một ly cà phê mà dòm giống cocktail, hình ảnh trình bày đẹp mắt. Chắc cho mấy bạn thích “art”. Quán này rất hot về độ check in và có vài chi nhánh ở khu Nimman luôn, cái nào cũng một style.

View chụp hình signature của Graph nơi phải check in khi đến Chiang Mai

Graph lừng danh

Maya: Mall vắng như Parkson ở Việt Nam, ở ngoài đẹp, ở trong bình thường không gì nổi trội. Không có Uniqlo, không có Zara. Chỉ có HM thôi. Ở Central Festival có cả Muji và Uniqlo, Zara cũng nhiều brand nổi tiếng nhưng xa quá nằm ngày quốc lộ lớn không đi được huhu.

Think Park: đối diện Maya & xéo xéo One Nimman: bán đồ handmade, décor, quần áo,… trong kiok. Có khu vực ngồi relax như công viên nhỏ trước khách sạn Eastin.

Kiok trong Think Park

Còn nhiều chỗ hay ho ở Chiang Mai lắm, tìm kiếm trên Google là ra quá trời 1 tuần đi không hết, ai thích gì thì đi đó. Mình chỉ đi loanh quanh khu Nimman ngắm mấy cái coffee shop xinh xinh là đủ lâng lâng rồi.

Bạn thấy bài viết này như thế nào ?