Kinh nghiệm nửa tháng du lịch Nhật Bản mùa hoa anh đào của cô nàng 9X xinh đẹp (Phần 1)

Lê Thị Như Quỳnh, 12/11/2018 | 207

Nhật Bản có hai mùa đẹp nhất trong năm đó là mùa xuân hoa anh đào nở và mùa thu lá đỏ rực trời. Chuyến du lịch của mình đến xứ Phù Tang vào đúng dip hoa sakura nở, cũng là trải nghiệm tuyệt vời nhất. Bên dưới là chia sẻ kinh nghiệm nửa tháng rong chơi Nhật Bản của mình. Bài khá dài nên mình sẽ chia ra hai phần để tiện theo dõi nhé.

Phần 1: Công tác chuẩn bị cho chuyến du hí Nhật Bản

1. Mua vé máy bay

Vì đơn xin visa có chỗ điền số hiệu chuyến bay nên mình buộc phải mua vé trước. Mình gặp một anh cũng đi nộp hồ sơ xin visa qua đó làm việc, bảo mình không cần mua vé trước, quen biết sao sao đó rồi ghi đại mã chuyến bay vô, nhưng mình nghĩ trung thực vẫn hơn.
Vì mùa hoa anh đào là cao điểm du lịch Nhật Bản, bạn nên chắc chắn đi rồi cố định thời gian để đặt vé. Chi phí là: 13.450.000đ/người đã khứ hồi (lúc mình book, giá này đã rẻ nhất rồi). Hãng máy bay mình đi là Vanilla (transit 1h tại Đài Bắc), lúc về thì Jetstar (transit tại Đà Nẵng).

Vé máy bay đi Nhật khá đắt đỏ

2. Xin Visa (cái mà mình thấy khó khăn nhất)

Bạn lên website của lãnh sự quán Nhật, tìm mẫu đơn xin visa rồi đi in, điền vào thông tin còn thiếu. Chứng minh tài chính, đại sứ quán yêu cầu bao nhiêu thì mình cung cấp bấy nhiêu, nhưng ttheo mình thấy tài khoản >= 100.000.000đ (vì Đài Loan đã là 50.000.000vnd, còn Hàn Quốc là 100.000.000vnd), bạn nhớ lấy giấy xác nhận số dư nhé.

Nếu có thư mời từ nguười sống ở Nhật thì dễ xin hơn, nhưng vẫn phải chứng mình tài chính:v, còn phải ghi địa chỉ liên lạc của người mời, photo passport, thẻ học sinh hay việc đang làm tại Nhật (nếu đã đi làm) của người mời. Về phần mình bạn nên photo CMND, thẻ học sinh (sổ hộ khẩu nếu người mời là người thân gia đình bạn)

Câu hỏi trong phỏng vấn dễ hỏi bằng tiếng việt nhất là "đi bao lâu?", "qua đó làm gì", "lịch trình đi ra sao?", "người mời qua có quan hệ như thế nào?", "đang học gì/làm gì ở Việt Nam?"

Ngoài tốn tiền dịch thuật, công chứng, bạn còn phải nộp phí cho đại sứ quán khoản 50 USD/người. Học sinh, sinh viên được miễn đóng phí này. Nộp hồ sơ xong, bạn đợi lãnh sự quán gọi.Thời gian trả kết quả tầm khoảng 1 tuần.

Lưu ý: Nếu bạn đi tự túc, lại không có thư mời thì việc xin visa sẽ rất khó khăn. Mình nhớ có đợt cô mình xin visa tự túc qua Nhật nhưng không được, mặc dù cô mình có visa của Pháp, Ý và một số nước châu Á. Nên bạn nhớ cân nhắc việc xin visa tự túc đi Nhật Bản nhé.

3. Phương tiện di chuyển ở Nhật

Từ sân bay Narita muốn vào trung tâm phải di chuyển đoạn đường khá dài nên phương tiện đi qua lại 2 chỗ cũng có khá nhiều lựa chọn: tàu nhanh, bus,... Mình chọn cái tầm trung Airport Limousine khoảng 600.000vnd/1 chiều, dễ dàng mua tại các sảnh của sân bay. Cứ 15 phút sẽ có một chuyến. (Mình gợi ý cho bạn xe này vì thoải mái, lịch thiệp).

Xuống sân bay bạn nên mua sim 4G nhé, vì ở Nhật wifi không có miễn phí đâu : ở các quán ăn cũng rất hạn chế wifi.
Ở Tokyo, di chuyển chủ yếu bằng tàu điện nên việc đầu tiên mình làm khi đến phải làm thẻ đi tàu Suica (vì thẻ Suica còn dùng để đi buýt, mua hàng ở các cửa hàng tiện lợi và máy bán hàng tự động nên rất tiện lợi. Chỉ cần nạp tiền vào là đi được ngay)

Từ Tokyo xuống Osaka, có nhiều phương tiện di chuyển: Shinkansen, máy bay,.. Nhưng mình đi buýt đêm vì nó tiện lợi nhất (tối lên xe ngủ tới sáng dậy đi chơi lun và giá cũng rẻ nhất nữa: 6600Y/người/chiều (tầm 1.400.000vnd)

Hoa anh đào ngợp trời ở Tokyo và Kyoto 

Ở Kyoto phương tiện di chuyển chủ yếu là buýt (vì cố đô có rất nhiều di tích lịch sử dưới lòng đất và sợ ảnh hưởng đến các công trình trên mặt đất nên việc xây dựng các tuyến tàu điện ở đây cũng rất hạn chế - người bạn Indonesia của mình giải thích), vì mùa du lịch nên việc đi buýt ở Kyoto làm mình khá khó chịu, trễ giờ thường xuyên.

Ga Harajuku buổi tan tầm

Và một thứ đặc biệt quan trọng là GOOGLE MAP, đi đâu cũng phải có nó. Tra tàu điện, tra buýt, tra đường đi chơi đều dùng nó. Nếu bạn biết tiếng Nhật có thể tải app Yahoo về để tra giờ tàu điện chạy, tra giá tiền của tuyến luôn. Ngoài ra, nếu bạn đi nhiều thì nên mua vé JR Pass cho đỡ tiền nhé!

4. Ăn uống ở Nhật (đây là quan điểm cá nhân)

Thật sự đồ ăn Nhật rất ngon, khi ở Việt Nam mình đã cực ghét Sushi (bạn mình có thể làm chứng, vì nghe đi ăn sushi thì thôi tao ở nhà, nhưng sushi hay shasimi ở Nhật là cực phẩm.

Đi vào con hẻm nho nhỏ trên đường Takeshita, Tokyo bắt gặp quán này, view đẹp, yên tĩnh, được "all you can eat" nên càng thích. Lại gặp bác phục vụ nhiệt tình, dễ thương.

Tại Nhật Bản, bạn có thể thưởng thức tất cả đồ ăn ở các nơi trên thế giới do chính người bản xứ làm mà không cần phải đi đến đó, mình đã thử 3 quán đó là Ý, Ấn và Thái.
Vì ở Nhật cũng khá lâu nên mình may mắn ăn được khá nhiều món truyền thống : Sushi, Shasimi, Mì Ramen, Udon, Soba, mì lạnh, takoyaki, bánh Crêpe, Okonomiyaki (đặc sản Osaka), Tempura…

Cửa hàng bán bánh Crêpe nổi tiếng 

Bánh Mochi Nhật Bản được bán khắp nơi

Đến Kyoto nhớ thử món Matcha nhé

Đi dạo chơi, bạn có thể thấy mấy quán bán buffet ngon, rẻ và tính bằng phút. Mình ăn được 2 lần nhưng quên tên rồi, ăn no lun, mấy nhà hàng kiểu vậy thì bánh dễ thương lắm.:v

Chi phí: Nếu bạn muốn tiết kiệm có thể ăn ở các tiệm ăn nhỏ Combini, giá thấp nhất tầm 500Y/người/bữa ăn (khoảng 100.000đ). Còn đi ăn ở các quán ăn thì giá phải tầm 200k trở lên.

Ở Nhật thì trước mỗi quán ăn đều có thực đơn, giá cả, và hình món ăn hay mô hình món ăn nữa. Riêng điểm này mình khá thích, rõ ràng giá cả và nhìn mô hình thôi là không cưỡng lại được. 

(Còn tiếp)

Link Phần 2https://blog.vietnambooking.com/kinh-nghiem-du-lich-nhat-ban-mua-hoa-anh-dao-phan-2.html

Bạn thấy bài viết này như thế nào ?